Sẽ thật là tuyệt vời nếu bố mẹ có thể giúp trẻ lớn lên với lòng tự tin trong cuộc sống. Một đứa trẻ tự tin sẽ có những suy nghĩ tích cực và thực tế về khả năng của mình. Vậy làm thế nào để giúp con tự tin hơn?
Khen ngợi và tặng thưởng cho con là cả một nghệ thuật. Bạn có thể dành cho con sự ca ngợi bất kỳ trường hợp nào kể cả khi trẻ học bò, ném thành công một quả bóng hoặc vẽ vòng tròn. Tuy nhiên, đừng khen trẻ quá mức vì trẻ có thể quen với những câu khen không đúng mức và trở nên kiêu ngạo. Đừng khen việc gì đó mà trẻ cần phải làm, chẳng hạn đánh răng hoặc bỏ rác vào thùng bởi lúc này bạn chỉ cần nói: “đúng rồi” là được.
Ngoài ra, bạn cũng đừng khen chung chung mà hãy cố gắng chỉ ra điểm đáng khen trong việc làm của trẻ, ví dụ thay vì khen bức tranh của trẻ đẹp, bạn hãy khen cách trẻ vẽ bông hoa hoặc cách phối màu hợp lý. Điều này sẽ giúp con tự tin thể hiện hơn.
Là bố mẹ, không ai muốn con mình tổn thương, chán nản hoặc mắc phải sai lầm. Tuy nhiên, nếu bạn cứ cố gắng giúp trẻ trong tất cả mọi việc thì cũng không giải quyết được gì. Do đó, bạn không cần xin cho bé làm lớp trưởng hay nói chuyện với giáo viên để ưu ái con hơn.
Trẻ em cần phải học được sự “thất bại”. Các bé có thể cảm thấy buồn, lo lắng hoặc tức giận. Thế nhưng, quan trọng là làm sao học cách thành công bằng cách vượt qua trở ngại, chứ không phải bằng cách loại bỏ chúng.
Ngoài ra, trẻ nhỏ cần có cơ hội chơi và đối mặt với rủi ro mà không sợ cha mẹ chỉ trích hoặc trách phạt vì đã làm sai điều gì đó. Thậm chí bạn cũng có thể làm sai trước mặt con và dạy cho trẻ hiểu ai cũng có sai lầm nhưng điều quan trọng là phải biết cách sửa chữa những sai lầm đó.
Khi trẻ có cơ hội lựa chọn ngay từ khi còn nhỏ, bạn đã giúp con tự tin hơn rồi đấy. Hãy đưa cho bé 2 – 3 lựa chọn để trẻ chọn. Ví dụ, bạn có thể hỏi con thích ăn món gì vào bữa trưa: thịt gà, thịt heo hay thịt bò. Và nói với trẻ rằng quyết định tùy thuộc vào con.
Nếu trẻ có suy nghĩ buồn chán vì thất bại, hãy giúp trẻ lạc quan hơn. Thay vì cứ đưa ra lời khuyên về sự lạc quan, bạn hãy hành động cùng trẻ. Khuyến khích trẻ suy nghĩ về cách cải thiện tình huống và đưa trẻ đến gần hơn với mục tiêu của mình. Nếu trẻ buồn vì không đạt thành thích cao, bạn có thể dành thêm thời gian để đọc sách cùng trẻ. Hãy cùng trẻ lên kế hoạch để làm tăng cơ hội nhận được thứ mình muốn trong thời gian sắp tới.
Bạn có thể cho trẻ thấy nhiều hoạt động và khuyến khích trẻ tìm ra hoạt động mà mình yêu thích. Những đứa trẻ có niềm đam mê dù là khủng long hay nấu ăn thường cảm thấy tự hào về điều đó và có nhiều khả năng thành công hơn trong những lĩnh vực khác.
Những sở thích kỳ quặc có thể đặc biệt hữu ích cho những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc học và bạn cũng có thể giúp trẻ tận dụng ưu điểm này của mình để kết bạn. Ví dụ: Nếu trẻ thích vẽ hình ảnh thể thao, hãy khuyến khích trẻ làm điều đó.
Trẻ nhỏ thường tự tin hơn khi có thể tự thương lượng những gì mình muốn. Vì vậy, bạn nên trao cho con cơ hội được tự giải quyết vấn đề. Nếu bé mách lẻo với bạn rằng có một bạn lấy đồ chơi của mình ở trường, bạn hãy hỏi xem con có nghĩ được cách nào để lấy lại hay không. Sau khi trẻ nghĩ ra được cách, bạn hãy hỏi xem con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu con làm vậy. Khi hỏi, bạn sẽ thấy trẻ có rất nhiều ý tưởng thú vị đấy.
7. Dạy trẻ cách giúp đỡ người khác.
Khi trẻ cảm thấy mình đang làm được một việc tốt như rửa ly hoặc làm bánh quy, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn. Bạn nên dạy trẻ giúp đỡ gia đình, bạn có thể giúp trẻ làm việc nhà. Bạn hãy nhờ trẻ những việc trẻ có thể làm. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được mọi việc đều cần phải nỗ lực.
Trẻ nhỏ thích đi chơi với bạn bè đồng trang lứa nhưng bạn cũng nên để trẻ dành thời gian để nói chuyện với người lớn tuổi. Điều này sẽ giúp con tự tin hơn và có những cách suy nghĩ, tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ trở nên kiên cường hơn khi tiếp xúc, nói chuyện nhiều với người lớn đấy.
Nếu trẻ tưởng tượng mình sẽ làm điều gì đó quan trọng khi lớn lên thì bây giờ bé sẽ cảm thấy tự tin hơn. Nói chuyện với con về việc chọn nghề nghiệp. Trẻ có thể ước mơ trở thành ca sĩ, bác sĩ hoặc phi hành gia. Tuy nhiên, bạn đừng hạ thấp ước mơ đó bởi điều quan trọng là trẻ có mục tiêu và cần sự cổ vũ của bố mẹ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Video Clips
Albums ảnh
Thăm dò ý kiến