Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.

Thứ bảy - 12/02/2022 15:49
Việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đây là giai đoạn quan trọng để gíúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, là phương tiện cần thiết để giúp trẻ hội nhập, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.

Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là dạy cho trẻ làm quen với những thao tác, sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh, giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách sống. Nếu không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các bé sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống. Hàng ngày, chúng ta có thể thấy ở đâu đó những phản ánh về thực trạng trẻ thiếu kiến thức về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ.  Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận, biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại vào sự chăm sóc, bao bọc của người thân, mọi sinh hoạt của các em hầu hết phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống khó khăn trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào.

Những thói quen hàng ngày phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ:

Thói quen tự phục vụ bản thân: Ba mẹ hãy tạo điều kiện để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, ngay từ khi còn nhỏ bởi tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống.

Thói quen làm việc nhà: Thói quen làm việc nhà Từ tuổi mầm non, các bé hoàn toàn có thể làm những việc nhỏ như tự biết ăn, biết ngủ, tự đi vệ sinh, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, … và giúp đỡ mọi người trong gia đình. Ba mẹ cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát… Tùy vào độ tuổi, khả năng của trẻ mà giao nhiệm vụ cho trẻ. Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn. Sau mỗi việc trẻ làm được, phải luôn có những lời khen thưởng, khích lệ, động viên tinh thần trẻ và đừng quên đưa ra những lời nhận xét, đánh giá tích cực để trẻ thấy được vai trò của mình.

Thói quen quan tâm, giúp đỡ người khác:Không chỉ dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, chúng ta phải dạy cho trẻ biết cách phục vụ người khác mà trước hết là ông bà, cha mẹ trong nhà. Trước khi đến trường phải biết lấy nón mũ, đi giày dép, mang ba  lô; đến bữa ăn phải biết lấy chén đũa, lấy nước lấy tăm mời người lớn. Những việc làm này còn giúp trẻ có thêm niềm vui, mở rộng tình nhân ái nhanh chóng đẩy lùi tính ích kỷ và nhỏ nhen khi nào cũng chỉ biết chăm lo cho cá nhân mình mà thôi. Những việc làm của người lớn hàng ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ngoài việc nâng cao tính tự giác, tự lập, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, còn giúp trẻ thích ứng nhanh với môi trường xung quanh, phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy và tinh thần tập thể.

Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Do đó việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Hãy quan tâm dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, vì qua tuổi mầm non, trẻ sẽ bước chân vào môi trường mới – Trường Tiểu học, ở đây, trẻ sẽ phải tự mình làm mọi việc khi ở trường, vì không có các cô giáo chăm sóc. Nếu trẻ đã được học các kỹ năng tự phục vụ, có được tâm lý sẵn sàng thì trẻ dễ dàng nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hơn và luôn biết làm chủ bản thân mình.

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips

Albums ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Quảng cáo 1
Quảng cáo 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây